Hướng dẫn cách massage bụng cho mẹ bầu tại nhà

Hướng dẫn cách massage bụng cho mẹ bầu tại nhà

Massage bụng cho mẹ bầu là phương pháp không những giúp cho mẹ bầu thư giãn mà còn mang đến những tác động tích cực tốt cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, lại có một vài ý kiến cho rằng không nên massage bụng cho mẹ bầu.

Vậy có nên massage bụng cho mẹ bầu không? Sau đây, Happy Mom sẽ đi giải đáp câu hỏi này và hướng dẫn cách massage bụng cho mẹ bầu tại nhà mà vẫn an toàn và hiệu quả. Đừng bỏ lỡ bài viết này nhé.

Có nên massage bụng cho mẹ bầu không?

Massage bụng cho mẹ bầu từ lâu đã được coi là phương pháp chăm sóc bầu hiệu quả. Không chỉ giúp cho mẹ cảm thấy thoải mái, dễ chịu mà còn giúp cho quá trình phát triển của thai nhi tốt hơn. Từ đó hình thành lên những phản xạ có điều kiện khi em bé cảm nhận được các động tác massage từ tay mẹ, kích thích sự phát triển cả về thể chất lẫn trí não của bé.

Có một vài ý kiến lại cho rằng, không nên massage bụng cho mẹ bầu vì có thể gây ra các cơn co bóp tử cung, ảnh hưởng đến thai nhi, tăng nguy cơ sinh non, động thai hoặc thậm chí là có thể dẫn đến sảy thai. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn là chính xác vì còn phải tùy thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan khác nữa.

Có nên massage bụng cho mẹ bầu không
Có nên massage bụng cho mẹ bầu không

Nhiều nghiên cứu cho rằng, massage bụng cho mẹ bầu thì sẽ đem lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời, cả về thể chất lẫn tinh thần. Massage bụng bầu là một trong các liệu trình thuộc quá trình chăm sóc bầu, giúp làm thay đổi sự điều hòa nội tiết tố trong cơ thể. Dẫn tới việc gia tăng các hormone dopamine và serotonin, giúp giảm norepinephrine và cortisol. Từ sự thay đổi hormone này đã giúp mẹ bầu giảm stress và lo lắng.

Ngoài ra, massage bụng còn giúp mẹ bầu hạn chế được tình trạng rạn da ở bụng. đem lại làn da mịn màng, căng bóng hơn.

Hướng dẫn cách massage bụng cho mẹ bầu tại nhà an toàn

Nên massage bụng cho mẹ bầu bắt đầu từ tháng thứ 4 trở đi. Vì lúc này thai nhi đã ổn định, mẹ bầu cũng đa qua cơn ốm nghén, mệt mỏi. Tránh massage bụng bầu trong 3 tháng đầu để không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Dưới đây là hướng dẫn cách massage bụng cho mẹ bầu tại nhà an toàn mà các mẹ có thể tham khảo và áp dụng.

Massage bụng cho mẹ bầu 4 – 5 tháng

Khi thai nhi được 4 hoặc 5 tháng là giai đoạn phù hợp để mẹ bầu bắt đầu thực hiện massage bụng. Cách thực hiện các động tác massage như sau:

  • Mẹ bầu kê một chiếc gối mềm phía sau lưng, ngồi dựa lưng vào tường hoặc nằm ngửa và thả lỏng toàn bộ cơ thể
  • Đặt ngón tay và vỗ nhẹ lên bụng, áp 2 lòng bàn tay lên bụng và chuyển động theo hình tròn từ trái qua phải khoảng 10 lần
  • Dùng các đầu ngón tay ấn nhẹ nhàng lên bụng từ trên xuống dưới
  • Lặp lại các động tác này khoảng 2 phút

Cách massage bụng cho mẹ bầu này sẽ giúp thai nhi cảm nhận và có những phản ứng đầu tiên như nhúc nhích cơ thể hay cử động chân tay. Mẹ bầu cũng có thể sờ nhẹ vào vị trí em bé đang động đậy để có thể cảm nhận và kết nối với bé được tốt nhất.

Cách massage bụng cho mẹ bầu.
Cách massage bụng cho mẹ bầu.

Massage bụng cho mẹ bầu 6 – 7 tháng

Giai đoạn này, thai nhi đang lớn dần lên. Nên các mẹ bầu cần thực hiện massage nhẹ nhàng và chậm rãi hơn. Ngoài ra cũng cần chú ý tới phản ứng của thai nhi để có thể điều chỉnh lực massage cho phù hợp nhất. Cách thực hiện các động tác massage như sau:

  • Để mẹ bầu nằm ngửa trên đệm, đầu không gối quá cao, thả lỏng và hít thở đều
  • Dùng bàn tay nhẹ nhàng vuốt từ trên xuống dưới bụng khoảng 2 phút
  • Sau đó mẹ bầu nhẹ nhàng vuốt từ trái qua phải khoảng 5 – 6 lần
  • Mỗi lần massage nên kéo dài từ khoảng 2 – 5 phút, mỗi ngày 2 lần

Những lưu ý khi về cách massage bụng cho mẹ bầu

  • Tất cả các động tác massage đều phải được thực hiện nhẹ nhàng, không nên dùng lực mạnh
  • Massage cần thực hiện theo đúng quy trình và kỹ thuật
  • Trong khoảng 2 tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu tuyệt đối không được massage bụng để tránh nguy cơ sinh non hoặc sảy thai
  • Mẹ bầu nào có triệu chứng bị nhau tiền đạo thì không nên xoa bụng vì có thể gây ra các tác động tiêu cực như ngôi thai bất thường, sinh non, suy thai,…
  • Mẹ bầu nào có dấu hiệu sinh non cũng không nên xoa bụng vì có thể gây động thai, dẫn đến đau bụng dưới, xuất hiện các cơn co thắt, buồn nôn,…
  • Thực hiện massage bụng theo chiều từ dưới lên
  • Mẹ bầu nên kết hợp massage các bộ phận khác như vai, lưng, cổ, chân,… để cảm thấy thoải mái, thư giãn, dễ chịu nhất.

Massage bụng cho mẹ bầu sau cách gây ra những tác hại gì?

Ngoài những lợi ích mà mẹ bầu có thể nhận được khi massage bụng đúng cách thì còn có thể gây hại nếu thực hiện sai cách. Cụ thể như sau:

Thai nhi bị dây rốn quấn cổ

Nếu mẹ bầu xoa bụng quá nhiều lần có thể dẫn đến nguy cơ dây rốn quấn cổ thai nhi. Trong trường hợp thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 – 2 vòng thì sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển và em bé vẫn có thể chào đời an toàn. Tuy nhiên, nếu dây rốn quấn cổ thai nhi nhiều vòng sẽ cản trở quá trình trao đổi chất giữa mẹ và bé, khiến thai nhi chậm phát triển do không có đủ chất dinh dưỡng.

Trong nhiều trường hợp nghiêm trọng, dây rốn quấn cổ thai nhi có thể gây tắc nghẽn mạch máu.

Massage bụng sai cách có nguy cơ dẫn đến thai nh bị dây rốn quấn cổ
Massage bụng sai cách có nguy cơ dẫn đến thai nh bị dây rốn quấn cổ

Ảnh hưởng đến ngôi thai

Ngôi thai có tác động rất lớn đến việc chuyển dạ của mẹ bầu. Trong những tháng đầu của thai kỳ, thai nhi có thể di chuyển trong tử cung của mẹ bầu một cách dễ dàng do nước ối còn nhiều. Tuy nhiên, sang đến khoảng tuần 32, lượng nước ối đã giảm dần do thai nhi ngày càng lớn, không gian trong tử cung của mẹ bầu cũng bị hẹp đi.

Vì thế, nếu massage bụng trong khoảng thời gian này là điều không nên vì có thể khiến em bé thai đổi vị trí và không thể xoay lại ngôi thai thuận được nữa.

Gây sinh non

Các cơn co thắt giả thường xuất hiện từ tuần thai thứ 34 trở đi. Lúc này tử cung của mẹ bầu cũng nhạy cảm hơn trong 3 tháng cuối thi kỳ. Vì thế, nếu mẹ bầu massage bụng sẽ kích thích cơn co tử cung, dẫn đến đứt nhau thai, gây sinh non.

Trên đây là những chia sẻ về cách massage bụng cho mẹ bầu tại nhà an toàn và hiệu quả. Hy vọng bài viết này sẽ giúp chị em có thêm được nhiều kiến thức bổ ích để có thể chăm sóc bản thân và thai nhi thật tốt. Happy Mom chúc các mẹ có được một thai kỳ khỏe mạnh.

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

  • Happy Mom – Viện chăm sóc Mẹ và Bé toàn diện
  • Hotline: 0961.643.388
  • Website: https://happymomspa.com.vn/
  • Trụ sở chính: Tòa C2 Vinhomes D’Capitale – Trần Duy Hưng – Cầu Giấy – Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0961643388
Chat Facebook
Gọi điện ngay