Khi mang thai việc đi lại của các mẹ bầu khá khó khăn do đôi chân phải chịu một áp lực không hề nhỏ đó là cả trọng lượng cơ thể. Chính vì thế, cách xoa bóp chân cho bà bầu giúp giảm chuột rút, căng cơ mà Happy Mom chia sẻ trong bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ bầu giải quyết được vấn đề trên. Từ đó cải thiện được giấc ngủ ngon hơn và dễ chịu hơn.
Cách xoa bóp chân cho bà bầu giúp giảm chuột rút, căng cơ
Sau đây là một vài cách xoa bóp chân cho bà bầu giúp giảm chuột rút và căng cơ hiệu quả.
Cách 1: Xoa bóp lòng bàn chân
Đầu tiên dùng cả 2 tay để giữ lòng bàn chân, ấn 2 đầu ngón tay cái thật chậm dọc theo chiều dài của lòng bàn chân, từ gót chân tới các ngón chân. Sau đó dùng tay ấn nhẹ từng điểm trên gan bàn chân. Những động tác xoa bóp này sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy thoải máu và dễ chịu hơn trong việc đi lại.
Cách 2: Xoa bóp các ngón chân
Ngón chân cũng là một bộ phận phải chịu áp lực từ cơ thể khá nặng nề. Vì thế, khi mang thai, mẹ bầu rất cần được xoa bóp nhẹ nhàng để giúp thư giãn các khớp, giảm đau nhức chân hiệu quả.
Dùng tay vuốt nhẹ đều đặn hoặc di chuyển nhẹ nhàng các ngón tay dọc theo bàn chân. Nhẹ nhàng xoa bóp từng kẽ chân. Sau đó dùng ngón tay cái cọ nhẹ vào chỗ phía sau mỗi ngón chân trong khoảng 30 giây.
Tiếp đó, túm nhẹ ngón chân út bằng ngón tay cái và ngón trỏ, phần còn lại của bàn tay thì cố định ở ngón chân cái. Thực hiện các động tác này trên cả 5 ngón chân sau đó đổi sang chân còn lại.
Cách 3: Xoa bóp gót chân
Cũng như các ngón chân và lòng bàn chân, gót chân cũng phải chịu nhiều áp lực từ cơ thể. Cách xoa bóp gót chân như sau:
Dùng cả 2 tay để ôm cả bàn chân. Sau đó tập trung xoa bóp phần gót chân, chỗ vòng cong và phần thịt đệm gần các ngón chân. Dùng lực của 2 ngón tay cái để thực hiện xoa bóp đủ lực nhất. Thực hiện xoa bóp theo chiều kim đồng hồ và ấn nhẹ vào vùng thịt đệm gần các ngón chân. Xoa bóp tương tự với chỗ cong và phần gót chân của mẹ bầu.
Cách 4: Xoa bóp phần mắt cá chân
Khi xoa bóp phần mắt cá chân mẹ bầu cần đặc biệt chú ý vì phần này chứa nhiều huyệt vị. Nếu ấn huyệt không đúng sẽ dẫn đến tình trạng nguy hiểm như co thắt cơ hoặc thậm chí là sinh non.
Vì thế, khi xoa bóp chân cần phải thực hiện đúng kỹ thuật. Ban đầu, lấy bàn tay xoay tròn nhiều lần quanh mắt cá chân. Chú ý lúc này lòng bàn tay trải rộng và cà nhẹ vào lớp da phía trên và phía dưới mắt cá chân.
Sau đó ấn nhẹ dọc từ mắt cá chân đến các ngón chân. Thực hiện động tác khoảng 3 – 5 phút rồi chuyển sang chân còn lại.
Cách 5: Xoa bóp cẳng chân
Mẹ bầu thực hiện xoa bóp cẳng chân như sau:
Từ vị trí mắt cá chân mẹ bầu xoa bóp nhẹ về bắp chân. Dùng 2 bàn tay nắm quanh ống quyển và nắn nhẹ, di chuyển chậm dần về phía đầu gối. Sau đó di chuyển ngược từ đầu gối về mắt cá chân.
Cách 6: Xoa bóp toàn bộ chân
Cách xoa bóp chân cho bà bầu như sau:
Hai tay xoa từ khuỷu chân đến bắp đùi. Nắn nhẹ vào bắp chân và kết hợp với xoa bóp nhẹ nhàng. Động tác này giúp lưu thông máu, giảm sưng phù, giãn tĩnh mạch khá tốt. Sau đó xoa bóp dọc từ bắp đùi xuống bắp chân, mắt cá chân đến đầu gối. Thực hiện khoảng 3 – 5 phút rồi dừng lại chuyển sang chân còn lại.
Những lưu ý về cách xoa bóp chân cho bà bầu
Để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi trong quá trình xoa bóp chân thì mẹ bầu cần lưu ý một vài điều cơ bản về cách xoa bóp chân cho bà bầu như sau:
- Không nên xoa bóp quá lâu tại một vị trí vì sẽ bị tác dụng ngược
- Trước khi thực hiện xoa bóp nên làm sạch chân cho mẹ bầu: Mẹ bầu có thể dùng bàn chải mềm hoặc đá kỳ để làm sạch chân, chú ý phần gót chân có nhiều da chết. Làm sạch chân một phần cũng giúp mẹ bầu cảm thấy thư giãn hơn.
- Khi xoa bóp chân cho bà bầu có thể sử dụng kết hợp với các loại tinh dầu như oải hương, dầu dừa,… vừa giúp xoa bóp dễ dàng vừa giúp da chân thêm mịn màng và hồng hào hơn.
- Chú ý dưỡng ẩm cho bàn chân, mẹ bầu nên hạn chế tiếp xúc với nước lạnh
- Vào những tháng cuối của thai kỳ mẹ bầu không thể tự thực hiện xoa bóp chân cho mình được do bụng lúc này đã khá lơn. Vì thế, mẹ bầu có thể nhờ đến sự trợ giúp của chồng mình, người thân hoặc đến các cơ sở spa uy tín để nhân viên xoa bóp chân bà bầu một cách chuyên nghiệp
- Trong trường hợp mẹ bầu không có thời gian xoa bóp thì có thể sử dụng máy massage nhẹ nhàng để hỗ trợ. Tuy nhiên, phương pháp này nên hạn chế áp dụng đối với các mẹ bầu nào mắc các bệnh về tim mạch, thần kinh, suy nhược cơ thể. Tốt nhất là mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng phương pháp này.
Nhìn chung cách xoa bóp chân cho bà bầu đúng kỹ thuật sẽ đem lại hiệu quả tuyệt vời. Vì vậy, mẹ bầu có thể nhờ đến sự hỗ trợ của từ các chuyên viên massage nếu mẹ bầu cảm thấy quá nặng nề và khó khăn trong việc di chuyển. Và Happy Mom Spa là một trong những spa chăm sóc bầu rất uy tín được nhiều mẹ bầu tin tưởng và lựa chọn cho quá trình chăm sóc thai kỳ của mình một cách khỏe mạnh.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
- Happy Mom – Viện chăm sóc Mẹ và Bé toàn diện
- Hotline: 0961.643.388
- Website: https://happymomspa.com.vn/
- Trụ sở chính: Tòa C2 Vinhomes D’Capitale – Trần Duy Hưng – Cầu Giấy – Hà Nội
Có thể bạn quan tâm:
TUYỂN DỤNG Chuyên viên chăm sóc mẹ và bé
Bạn đang đam mê chăm sóc cho các em bé? Bạn [...]
Tư thế ngủ tốt nhất cho mẹ bầu 3 tuần cuối thai kỳ
Trong thời gian mang thai, ngoài chế độ ăn uống và [...]
5 lý do mẹ sau sinh không nên uống trà sữa!
“Mẹ sau sinh có nên uống trà sữa hay không?” – [...]
Chăm sóc giấc ngủ – Liệu pháp cho giấc ngủ thai kỳ của mẹ bầu
Mẹ bầu ngủ muộn, khó ngủ, giấc ngủ trằn trọc thì [...]
Dầu xoa bóp cho mẹ bầu loại nào hot 2023?
Dầu xoa bóp có công dụng rất tốt đối với cơ [...]
Top 6 loại dầu massage cho mẹ bầu bạn nên biết
Dầu massage cho mẹ bầu là một sản phẩm chuyên dùng [...]