Đau lưng là tình trạng thường gặp ở mẹ bầu trong những tháng cuối thai kỳ khi mà thai nhi ngày càng phát triển. Để ngăn ngừa tình trạng này thì xoa bóp cho bà bầu là phương pháp được áp dụng rộng rãi hiện nay. Hãy để Happy Mom chia sẻ với các bạn cách xoa bóp lưng cho bà bầu mà bạn chưa biết nhé.
Xoa bóp lưng cho bà bầu đem lại những lợi ích gì?
Theo số liệu thống kê được, có đến khoảng 88% mẹ bầu bị đau lưng trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là vào những tháng cuối của thai kỳ. Nguyên nhân một phần là do sự thay đổi hormone trong cơ thể như estrogen, progesterone. Để giảm bớt tình trạng đau lưng thì xoa bóp lưng cho bà bầu là phương pháp an toàn và mang lại hiệu quả cao.
Xoa bóp lưng có tác dụng kích thích tuần hoàn máu, giảm tình trạng căng thẳng cơ bắp, làm giãn dây chằng. Từ đó giảm bớt các cơn đau lưng và giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn.
Cách xoa bóp lưng cho bà bầu là phương pháp dễ thực hiện và tác dụng tức thời. Các mẹ bầu hoàn toàn có thể nhờ người thân thực hiện các động tác xoa bóp lưng chống đau mỏi lưng ngay tại nhà. Tuy nhiên, mẹ bầu nào có thai nhi khỏe mạnh thì mời nên áp dụng phương pháp xoa bóp lưng. Ngoài ra, khi xoa bóp lưng thì mẹ bầu không nên nằm sấp và tránh dùng lực quá mạnh lên lưng.
Cách xoa bóp lưng cho bà bầu mà bạn chưa biết
Cách xoa bóp lưng cho bà bầu cần được thực hiện như sau:
Chuẩn bị:
- Chuẩn bị cho bà bầu tâm lý thật thoải mái
- Không gian thực hiện xoa bóp thoáng mát, sạch sẽ, mẹ bầu có thể mở thêm các bản nhạc nhẹ giúp thư giãn hơn
- Cần có người xoa bóp giúp vì mẹ bầu không thể tự xoa bóp lưng cho mình. Lựa chọn tốt nhất là bố em bé.
Cách xoa bóp lưng cho bà bầu như sau:
- Đầu tiên, người xoa bóp cần làm nóng 2 bàn tay và các đầu ngón tay bằng cách xoa 2 bàn tay lại với nhau
- Để bà bầu nằm nghiêng người về phía bên trái, dùng một chiếc gối kê ở khuỷu chân. Hoặc mẹ bầu cũng có thể chọn tư thế ngồi sao cho thoải mái nhất
- Bắt đầu xoa bóp nhẹ nhàng từ vùng gáy rồi xuống hông
- Sau đó xoa bóp ngược từ hông trở lại vai, kéo dọc cơ thể rồi tỏa sang 2 bên sườn
- Dùng 2 tay ấn nhẹ rồi kéo giãn các cơ
- Xoa bóp nhẹ nhàng vùng lưng bằng ngón tay cái và phần trên của lòng bàn tay
- Xoa bóp nhẹ nhàng vùng lưng, vai và phần dưới hông
- Lặp lại các động tác trên với tốc độ chậm hơn
- Sau khoảng 15 – 20 phút thì dừng lại
Một số cách xoa bóp lưng cho bà bầu khác
Dưới đây là một số cách xoa bóp lưng cho bà bầu mà bạn có thể tham khảo và áp dụng.
Bài tập 1:
- Mẹ bầu ngồi thẳng lưng, khoanh 2 chân lại với nhau sao cho 2 lòng bàn chân chạm vào nhau
- Đặt 2 bàn tay lên 2 đầu gối, nâng nhẹ phần đầu gối lên rồi lại đặt xuống. Mẹ bầu cần chú ý là luôn phải giữ tư thế thẳng lưng
- Mỗi động tác mẹ bầu giữ khoảng 30 giây rồi chuyển sang động tác tiếp theo. Nếu thực hiện thường xuyên bài tập này sẽ giúp mẹ bầu giảm triệu chứng đau lưng hiệu quả
Bài tập 2:
- Mẹ bầu giữ thẳng lưng và hướng phần trên của cơ thể lên phía trước, dùng tay đỡ sau lưng
- Mẹ bầu thực hiện hít vào và thở ra đều đặn
- Đổi sang chân khác và lặp lại động tác này khoảng 4 lần
Bài tập 3:
- Mẹ bầu đứng thẳng lưng, chân mở rộng bằng vai, phần đầu gối cong nhẹ và 2 tay chống lên đùi
- Giữ nguyên tư thế này đồng thời hít thở sâu
- Lặp lại khoảng 4 lần
Bài tập 4:
- Mẹ bầu nằm nghiêng người sang một bên, tay dưới để thẳng và hướng về phía trước, lòng bàn tay mở rộng
- Mẹ bầu thực hiện hít thở sâu, đồng thời đưa chân lên phía trên và tay ở phía dưới lên cao. Sau đó thở ra, hạ cả chân và tay xuống
- Lặp lại động tác này đối với chân còn lại. Mỗi chân thực hiện khoảng 4 – 6 lần là đã mang lại hiệu quả.
Những điều cần lưu ý khi thực hiện xoa bóp lưng cho bà bầu
Chúng ta không thể phủ nhận rằng cách xoa bóp lưng cho bà bầu đem lại rất nhiều lợi ích. Tuy nhiên để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi thì khi xoa bóp lưng cho bà bầu cần lưu ý những điều sau đây:
- Không nên xoa bóp lưng khi mẹ bầu vừa ăn no xong, nên xoa bóp sau khi ăn khoảng 2 tiếng
- Mỗi lần xoa bóp chỉ nên tối đa khoảng 15 – 20 phút là đủ
- Chỉ nên thực hiện xoa bóp lưng cho bà bầu bắt đầu từ tháng thứ 4 của thai kỳ
- Mẹ bầu nên ăn một bữa nhẹ trước khi xoa bóp lưng nếu bị mắc chứng tiểu đường thai kỳ
- Trong quá trình xoa bóp lưng, nếu mẹ bầu cảm thấy khó chịu, buồn nôn, chóng mặt hoặc thấy không thoải mái thì phải dừng ngay việc xoa bóp lại
- Mẹ bầu nào đã có tiền sử sảy thai, sinh non hoặc có nguy cơ sảy thai thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện xoa bóp lưng
- Mẹ bầu cần phải đi gặp bác sĩ ngay nếu có những biểu hiện sau: Cơn đau lưng diễn ra liên tục và mãi không thuyên giảm, đau lưng kèm theo chảy máu âm đạo hoặc sốt, cảm giác đau rát hoặc đau buốt khi đi tiểu, mẹ bầu có sử dụng thuốc giảm đau mà tình trạng đau lưng vẫn không thuyên giảm,…
Trên đây là nhưng chia sẻ chi tiết về cách xoa bóp lưng cho bà bầu có thể bạn chưa biết. Happy Mom mong rằng những thông tin này sẽ giúp được các bạn, đặc biệt là các mẹ bầu biết cách xoa bóp lưng cho bà bầu. Để từ đó có thể chăm sóc cho vợ, người thân hoặc chính bản thân mình cùng với thai nhi được tốt nhất.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
- Happy Mom – Viện chăm sóc Mẹ và Bé toàn diện
- Hotline: 0961.643.388
- Website: https://happymomspa.com.vn/
- Trụ sở chính: Tòa C2 Vinhomes D’Capitale – Trần Duy Hưng – Cầu Giấy – Hà Nội
Có thể bạn quan tâm:
TUYỂN DỤNG Chuyên viên chăm sóc mẹ và bé
Bạn đang đam mê chăm sóc cho các em bé? Bạn [...]
Tư thế ngủ tốt nhất cho mẹ bầu 3 tuần cuối thai kỳ
Trong thời gian mang thai, ngoài chế độ ăn uống và [...]
5 lý do mẹ sau sinh không nên uống trà sữa!
“Mẹ sau sinh có nên uống trà sữa hay không?” – [...]
Chăm sóc giấc ngủ – Liệu pháp cho giấc ngủ thai kỳ của mẹ bầu
Mẹ bầu ngủ muộn, khó ngủ, giấc ngủ trằn trọc thì [...]
Dầu xoa bóp cho mẹ bầu loại nào hot 2023?
Dầu xoa bóp có công dụng rất tốt đối với cơ [...]
Top 6 loại dầu massage cho mẹ bầu bạn nên biết
Dầu massage cho mẹ bầu là một sản phẩm chuyên dùng [...]