Trong quá trình mang thai, người phụ nữ gặp phải rất nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe. Các triệu chứng như chuột rút, đau nhức, tê mỏi ở chân là vấn đề thườn gặp ở mẹ bầu. Nhiều mẹ bầu đã tìm đến phương pháp massage chân để cải thiện các tình trạng trên. Vậy bà bầu có nên massage chân không? Khi massage cho bà bầu cần lưu ý những gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây cùng Happy Mom nhé.
Bà bầu có nên massage chân không?
Massage chân trong thời gian mang bầu là một trong những kỹ thuật được ưa chuộng giúp bà bầu giảm đau và thư giãn. Được ưa chuộng là thế nhưng phương pháp này lại vẫn chưa được bất kỳ tổ chức y tế nào chứng minh lợi ích của nó mang lại. Vì thế mà nhiều người vẫn chưa công nhận lợi ích của nó và nhiều các trung tâm spa cũng không dám thực hiện massage chân cho bà bầu.
Tuy nhiên, nếu biết cách massage chân đúng cách và đúng kỹ thuật thì phương pháp này vẫn an toàn và đem lại nhiều lợi ích về sức khỏe cho mẹ bầu. Hãy lựa chọn địa chỉ đáng tin cậy với những chuyên gia có nhiều kinh nghiệm để hiểu rõ và massage cho bà bầu hiệu quả nhất nhé.
Massage chân cho bà bầu đem lại những lợi ích gì?
Massage chân cho bà bầu không chỉ đem lại lợi ích về mặt tinh thần hay thể chất mà còn rất tốt cho thai nhu trong bụng.
Về mặt thể chất
Trong quá trình mang bầu, cơ thể mẹ bầu tích tụ rất nhiều chất lỏng dư thừa. Không những thế, tử cung ngày một lớn cũng gây áp lực lên các tĩnh mạch chậu và tĩnh mạch chủ, khiến tốc độ lưu thông máu xuống chân chậm, gây ra tình trạng ứ trệ, sưng tấy và đau nhức.
Vì thế massage chân cho bà bầu thường xuyên và đều đặn thì sẽ làm giảm các triệu chứng đau nhức, khó chịu này.
Về mặt tinh thần
Khi mang bầu, người phụ nữ thường cảm thấy căng thẳng, dễ tủi thân,… Lúc này điều mà các mẹ bầu cần nhất lúc này là sự quan tâm chăm sóc từ người thân, đặc biệt là chồng mình. Ngoài ra các mẹ bầu cũng có thể tìm đến các phương pháp massage chân.
Massage chân sẽ giúp mẹ bầu lấy lại được bình tĩnh, trấn tĩnh được tinh thần mẹ bầu. Điều này là rất cần thiết để giúp cho mẹ bầu giảm bớt căng thẳng, từ đó có thể chăm sóc em bé được tốt hơn.
Đặc biệt, với những mẹ bầu nào đang có những dấu hiệu trầm cảm, massage chân có thể giúp cải thiện tâm trạng. Giúp cho tinh thần mẹ bầu phấn trấn và thoải mái, vui vẻ hơn. Khi đó, em bé chào đời sẽ khỏe mạnh, giảm thiểu nguy cơ sinh non hay nhẹ cân.
Tốt cho thai nhi
Massage chân không chỉ tốt cho sức khỏe và tinh thần của mẹ mà còn kích thích sự phát triển của bé. Khi massage chân cho mẹ bầu, em bé trong bụng cũng sẽ cảm nhận được điều đó và sẽ phản ứng bằng cách di chuyển trong bụng mẹ.
Vì vậy, massage chân cho mẹ bầu thường xuyên sẽ giúp tăng cường sợi dây liên kết giữa mẹ và thai nhi.
Mẹ bầu không nên massage chân trong những trường hợp nào?
Massage chân cho mẹ bầu mặc dù đem lại cảm giác thoải mái, dễ chịu nhưng mẹ bầu cũng nên tránh massage chân trong một vài trường hợp sau:
Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT)
Huyết khối tĩnh mạch sâu là hiện tượng máu đông lại ở các tĩnh mạch sâu ở bên trong cơ thể, thường ở tĩnh mạch sâu ở chân. Tình trạng này xảy ra khiến chân mẹ bầu sưng tấy, kèm theo là những cơn đau dữ dội.
Nếu mẹ bầu nào đang gặp tình trạng này mà đi massage chân có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Vấn đề là do khi massage, bạn tạo áp lực lên tĩnh mạch, khiến cục máu đông tách ra khỏi thành tĩnh mạch và di chuyển đến những cơ quan khác. Nếu nó di chuyển đến phổi có thể gây tắc nghẽn dòng máu và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như tắc mạch.
Có nguy cơ tiền sản giật
Tiền sản giật là một biến chứng nghiêm trọng của thai kỳ do huyết áp cao và các dấu hiệu tổn thương các cơ quan khác, thường là thận. Biến chứng này các mẹ bầu có nguy cơ gặp phải thường vào những tháng cuối của thai kỳ. Khi bị tiền sản giật, mẹ bầu có các biểu hiện như buồn nôn, nôn, rối loạn thị lực,… Ngoài ra còn có các dấu hiệu khác như phù nề tay chân, tăng cân đột ngột.
Trong trường hợp này, chỉ có được sự đồng ý của các y bác sĩ chuyên khoa thì mẹ bầu mới được massage chân, nếu không thì nên tránh sẽ tốt hơn.
Những điều cần lưu ý khi massage chân cho mẹ bầu
Massage chân đem lại rất nhiều lợi ích cho mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý những điều sau khi massage để tránh ảnh hưởng đến mẹ bầu và thai nhi.
- KHÔNG thực hiện massage chân cho mẹ bầu nào có tiền sử sinh non, rối loạn đông máu, hoặc một số căn bệnh nguy hiểm khác
- Mẹ bầu không nên massage trong 3 tháng đầu của thai kỳ để tránh nguy cơ bị sảy thai
- Không nên massage với tần suất liên tục và quá lâu. Mỗi ngày chỉ nên thực hiện massage chân 4 lần, mỗi lần không quá 5 phút
- Thực hiện các động tác massage từ từ, nhẹ nhàng, chậm rãi, tránh dùng lực quá mạnh
- Nên massage chân theo chiều từ dưới lên
- Trong quá trình massage chân, nếu mẹ bầu có bất kỳ biểu hiện nào bất thường hoặc không thoải mái thì phải dừng massage ngay lập tức
- Chú ý massage đúng kỹ thuật để không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi
- Có thể kết hợp massage chân với các bộ phận khác để mẹ bầu cảm thấy thoải mái, dễ chịu nhất.
Qua bài viết này, hy vọng các bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi “Bà bầu có nên massage chân không?“. Từ những lưu ý trên, khi massage chân cho mẹ bầu cũng nên chú ý để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
Nếu bạn có điều gì thắc mắc cần giải đáp thì hãy liên hệ cho chúng tôi qua thông tin dưới đây để được phản hồi sớm nhất nhé.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
- Happy Mom – Viện chăm sóc Mẹ và Bé toàn diện
- Hotline: 0961.643.388
- Website: https://happymomspa.com.vn/
- Trụ sở chính: Tòa C2 Vinhomes D’Capitale – Trần Duy Hưng – Cầu Giấy – Hà Nội
Có thể bạn quan tâm:
test
test test [...]
How Capital One’s AI assistant achieved 99% NLU accuracy
Different Natural Language Processing Techniques in 2024 160 Magical Disney Dog [...]
TUYỂN DỤNG Chuyên viên chăm sóc mẹ và bé
Bạn đang đam mê chăm sóc cho các em bé? Bạn [...]
Tư thế ngủ tốt nhất cho mẹ bầu 3 tuần cuối thai kỳ
Trong thời gian mang thai, ngoài chế độ ăn uống và [...]
5 lý do mẹ sau sinh không nên uống trà sữa!
“Mẹ sau sinh có nên uống trà sữa hay không?” – [...]
Chăm sóc giấc ngủ – Liệu pháp cho giấc ngủ thai kỳ của mẹ bầu
Mẹ bầu ngủ muộn, khó ngủ, giấc ngủ trằn trọc thì [...]