Mẹ bầu ngủ muộn, khó ngủ, giấc ngủ trằn trọc thì có ảnh hưởng đến giấc ngủ của em bé sau khi sinh ra không?
Từ tuần 26 – 34 của thai kỳ, em bé phát triển nhanh hơn, trọng lượng cũng tăng khiến Mẹ trở nên nặng nề hơn. Ban ngày, đi lại vận động khó khăn. Ban đêm, chiếc bụng nặng nề khiến Mẹ trằn trọc, khó ngủ, ngủ không sâu giấc hay phải dậy đi tiểu nhiều vì chèn ép bàng quang.
Nhiều Mẹ có thắc mắc rằng nếu tình trạng này cứ kéo dài, thì sau khi em bé sinh ra, em có bị thức khuya ngủ ngày, hay ít ngủ vào ban đêm và hay quấy khóc không?
Chuyên gia của Happy Mom cho biết, tình trạng mất ngủ của mẹ bầu ảnh hưởng đến giấc ngủ của em bé sau khi sinh ra là hoàn toàn có khả năng. Bởi vì thai nhi cảm nhận được và ít nhiều chịu sự ảnh hưởng từ nhịp sinh hoạt của mẹ, nên việc mẹ mất ngủ, thức khuya có thể tác động đến chu trình giấc ngủ của em bé.
Vậy Mẹ phải làm sao để khắc phục tình trạng này?
Happy Mom tham vấn ý kiến chuyên gia và đã đưa ra được quy trình chăm sóc hiệu quả để khắc phục ngay những bất tiện này cho Mẹ.
-
Massage thư giãn:
Massage nhẹ nhàng kích thích lưu lượng oxy đến các cơ bắp giúp Mẹ giảm đau mỏi, căng cơ, hỗ trợ giảm các cơn đau nửa đầu hoặc đau do chuột rút.
-
Bấm huyệt và sử dụng thảo dược:
Các huyệt đạo được kích thích nhẹ nhàng kết hợp với sử dụng các thảo dược như cao gừng hay các loại dầu thiên nhiên như dầu dừa, dầu tràm vừa giúp Mẹ giữ ấm cơ thể, dưỡng sinh, nuôi dưỡng khí huyết; vừa giúp nâng cao chất lượng cũng như thời lượng giấc ngủ vào ban đêm.
Kết hợp các thảo dược dùng ngoài da, Mẹ có thể dùng các vị thuốc dân gian như chuối tiêu xanh luộc hay cây lạc tiên hấp thụ theo đường ăn – uống, dưới sự hướng dẫn và theo dõi của chuyên gia và y bác sĩ, để đồng thời cải thiện từ cả bên trong và bên ngoài.
-
Ngâm chân và massage cổ – vai – gáy:
Một phương pháp quen thuộc nhưng có thể giúp mẹ cải thiện nhanh chóng những triệu chứng mệt mỏi trong những tuần cuối thai kỳ chính là ngâm chân, kết hợp với massage cổ – vai – gáy. Đồng thời giải phóng lượng máu dồn về chi dưới khi nâng đỡ cơ thể nặng nề của Mẹ, cũng như sự căng cứng các cơ cổ – vai – gáy sẽ giúp Mẹ dễ cảm thấy cơn buồn ngủ, và giảm cảm giác trằn trọc vì đau mỏi nhiều hơn.
Mẹ cũng có thể liên hệ ngay với Happy Mom để các cô điều dưỡng và chuyên gia giúp Mẹ có giấc ngủ thai kỳ được trọn vẹn nhất, bởi sức khỏe của Mẹ chính là sự phát triển của em bé.
Chọn Happy Mom, trọn hành trình hạnh phúc!
❤️ HAPPY MOM – HỆ THỐNG CHĂM SÓC BẦU VÀ SAU SINH THEO TIÊU CHUẨN NHẬT BẢN
https://www.facebook.com/Chamsocmebausausinh
👉 P2806, Tòa C2, Vinhomes D’Capitale, Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội.
👉 P805, Tòa S6, Vinhomes Symphony Riverside, Long Biên, Hà Nội.
☎️ Hotline/Zalo: 096.164.3388 – 096.318.9033
Có thể bạn quan tâm:
TUYỂN DỤNG Chuyên viên chăm sóc mẹ và bé
Bạn đang đam mê chăm sóc cho các em bé? Bạn [...]
Tư thế ngủ tốt nhất cho mẹ bầu 3 tuần cuối thai kỳ
Trong thời gian mang thai, ngoài chế độ ăn uống và [...]
5 lý do mẹ sau sinh không nên uống trà sữa!
“Mẹ sau sinh có nên uống trà sữa hay không?” – [...]
Chăm sóc giấc ngủ – Liệu pháp cho giấc ngủ thai kỳ của mẹ bầu
Mẹ bầu ngủ muộn, khó ngủ, giấc ngủ trằn trọc thì [...]
Dầu xoa bóp cho mẹ bầu loại nào hot 2023?
Dầu xoa bóp có công dụng rất tốt đối với cơ [...]
Top 6 loại dầu massage cho mẹ bầu bạn nên biết
Dầu massage cho mẹ bầu là một sản phẩm chuyên dùng [...]